09:48 | 08/08/2018

Tăng cường những biện pháp mạnh để bảo vệ động vật hoang dã

Tintuc - Tỉnh Đắk Lắk vừa diễn ra buổi hội thảo tham vấn “Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) về các tội liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD), động vật quý hiếm.

Tòa án Nhân dân Tối cao chủ trì phối hợp cùng Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) và tổ chức Cứu trợ hoang dã (WildAid) tổ chức. Hội thảo tham vấn kéo dài trong hai ngày 2 và 3 tháng 8, có sự tham gia của nhiều chuyên gia tên tuổi, bao gồm:

  1. Chủ trì và chỉ đạo Hội Nghị:
  • TS. Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh Án, TANDTC
  • Ths. Trần Văn Cò, Thẩm phán, TANDTC
  • Ts. Nguyễn Duy Hữu, Chánh án TAND tỉnh Đăk Lăk, Đại biểu quốc hội khóa 14.
  •  
  1. Về phía chuyên gia:
  • Ths. Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TANDTC
  • TS. Phạm Quý Tỵ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp
  • Ths. Đinh Văn Quế, Nguyên Thẩm phán, Chánh Tòa Tòa Hình sự TANDTC
  • Ths. Nguyễn Văn Đoàn, Cơ quan quản lý CITES
  • Ths. Lê Thị Hòa, Phó Trưởng Phòng, Vụ Pháp luật hình sự, hành chính – Bộ Tư pháp
  • TS. Nguyễn Chí Công, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TANDTC

Ngoài ra, hội thảo tham vấn cũng có thêm sự hiện diện của Đại diện Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Nông, … cùng đông đảo các nhà khoa học và đại diện các cơ quan truyền thông, báo đài.

Hội thảo tham vấn với mục tiêu thu thập ý kiến các địa phương để góp phần xây dựng nghị quyết hướng dẫn thực hiện các điều luật liên quan đến tội phạm về ĐVHD được quy định trong BLHS năm 2015. Đồng thời, hội thảo cũng đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ các loài ĐVHD cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức phi lợi nhuận trong việc giải quyết các vấn nạn xã hội. Ngoài ra, buổi hội thảo cũng là một cơ hội để cho cộng đồng quốc tế thấy những cam kết nghiêm túc của chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD.

Sau 4 năm hợp tác thực hiện hàng loạt các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ các loài ĐVHD nguy cấp như tê giác, tê tê và voi tại Việt Nam, CHANGE và WildAid nhận thức rõ sự cần thiết của thực thi pháp luật trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về buôn bán ĐVHD. Bắt đầu từ đầu năm 2018, hai tổ chức này đã triển khai thêm chuỗi hoạt động mới nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD. Buổi hội thảo tham vấn “Đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội liên quan đến động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm” là sự kiện nối tiếp tọa đàm “Việt Nam với những nỗ lực tăng cường thực thi pháp luật về động vật hoang dã” diễn ra vào tháng 1 vừa qua tại Hà Nội

Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam do CHANGE và WildAid phối hợp thực hiện bao gồm những hội thảo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật, hội thảo tham vấn xin ý kiến về dự thảo 1 Nghị quyết hướng dẫn thi hành các điều luật về ĐVHD trong BLHS, các hoạt động nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyên môn cho sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến thực thi pháp luât. Phát huy thế mạnh của mình, CHANGE và WildAid cũng sẽ sản xuất các thông điệp truyền hình, ấn phẩm truyền thông trực tuyến, đặt các biển thông điệp và tờ rơi thông tin cho khách du lịch tại các cửa khẩu, và thực hiện các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội liên quan đến những sửa đổi của BLHS.

Buổi hội thảo tham vấn hân hạnh nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đối tác truyền thông như VTV, Chicilon Media, Target Media, Saatchi & Saatchi Vietnam, Ureka Media, Dinosaur, POPS Vietnam, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, Báo Đất Việt, Tạp chí TravelLive, SMPAA.

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...