22:55 | 22/06/2017

Giải mã nguy cơ sinh viên bị trầm cảm

Tapchisaoviet - Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 36.000 đến 40.000 người tự sát do trầm cảm. Trong đó, phần lớn rơi vào những người trẻ chịu nhiều áp lực, đặc biệt là sinh viên. Nhưng có mấy người nghĩ đó là bệnh hay chỉ là “cơn buồn” thoáng qua của tuổi trẻ?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy thế hệ sinh viên những năm gần đây có nguy cơ cao bị lo âu và trầm cảm. Xã hội càng phát triển, áp lực đặt lên xã hội và người trẻ càng nhiều. Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối áp lực về công việc càng cao trong thời buổi cạnh tranh cơ hội làm việc thấp , không những thế, áp lực từ gia đình và định kiến xã hội đã đẩy  một số cá nhân rơi vào bế tắc.

Có thể bạn đã từng nghe đâu đó có người nhắc về hiện tượng ngộ chữ hay tâm thần vì học nhiều quá, căng thẳng quá, điều này hoàn toàn đúng với các bạn sinh viên y khoa ở Việt Nam. Bởi với khối lượng kiến thức quá lớn, thời gian học dài, liên tục, căng thẳng lại không có thời gian nghỉ ngơi hồi phục trí não đã khiến cho các bạn sinh viên dần bị trầm cảm vì lo lắng. Nếu gia đình hay các mối quan hệ bên ngoài tác động thêm thì càng khiến họ nuôi ý định tự tử.

Qua kết quả nghiên cứu ở 8 trường Y Dược trên cả nước thì có tới 43% sinh viên có thể bị trầm cảm, có 23% trầm cảm nhẹ và 20% có thể trầm cảm nặng. Thậm chí có 8,7% sinh viên có ý tưởng tự tử, 3,9% đã lên kế hoạch tự tử và 0,9% cố gắng tự tử. Ngoài ra, những sinh viên bị trầm cảm có nguy cơ cao gặp những vấn đề như lạm dụng các chất hóa học. Thực tế, có hơn 2/3 những người trẻ lạm dụng các chất hóa học có thể bị bệnh tâm thần như trầm cảm.

Bên cạnh đó, sinh viên bị bệnh trầm cảm thường uống nhiều bia rượu quá mức, hút cần sa, và thực hiện những hành vi mạo hiểm về giới tính để đối mặt với nỗi đau về mặt cảm xúc so với bạn bè cùng tuổi không bị trầm cảm. Ngoài trầm cảm là nguy cơ chính cho tình trạng tự tử ở giới trẻ, còn những yếu tố khác bao gồm: lạm dụng chất kích thích, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm và bệnh tâm thần, đã có ý định tự tử trước đó, gặp biến cố trong cuộc sống gây căng thẳng, lo âu, nhìn thấy ai đó tự tử hoặc từng trò chuyện với họ trước khi họ tự tử, có những hành vi làm tổn hại bản thân như tự làm phỏng mình

Bên cạnh đó, chuyện yêu đương chính là nguyên nhân chính làm sinh viên nữ tìm đến cái chết. Chia tay thường dẫn tới bệnh trầm cảm và điều này đặc biệt đúng đối với những bạn gái. Trong đó, những sinh viên nữ cảm thấy kiệt sức, suy nghĩ nhiều về việc tạo một mối quan hệ mới lâu bền, và có tỉ lệ buồn, lo âu và những cảm xúc tiêu cực khác cao hơn các bạn nam.

Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị trầm cảm xuất phát từ việc chia tay bao gồm những suy nghĩ bị làm phiền, khó kiểm soát cảm xúc, và khó ngủ. Theo thống kê, có 43 % sinh viên mất ngủ trong nhiều tháng sau khi chia tay và đa phần những sinh viên này mệt mỏi, kiệt sức sau khi chia tay bởi vì cảm giác bị bỏ mặc, cảm thấy bị phản bội.

Thế nhưng, vấn đề trầm cảm ở Việt Nam luôn bị xem nhẹ và xã hội khá hời hợt với căn bệnh này. Chính cá nhân bị mắc bệnh thậm chí không nhận thức được tình trạng của mình. Vì thế, để người thân và mọi người xung quanh, kể cả bản thân  không vì căn bệnh “đơn giản” này mà gây ra tồn thất, chúng ta nên nhận thức được sự nguy hiểm và tìm cách phòng tránh ngay từ bây giờ. 

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...